Ý kiến thăm dò

Lấy ý kiến sự hài lòng của nhân dân về xây dựng nông thôn mới nâng cao Xã Vĩnh Hùng về 19 tiêu chí

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
88932

LĂNG MỘ TRIẾT VƯƠNG TRỊNH TÙNG – XÃ VĨNH HÙNG

Ngày 03/01/2018 10:55:05

Lăng mộ Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng táng tại làng Sóc Sơn, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh Tuất (1548) niên hiệu Thuận Bình, ông là con thứ hai của Trịnh Kiểm, mẹ là bà Nguyễn Thị Ngọc Bảo. Đại Việt Sử ký toàn thư, trang 139 tập III- NXB KHXH 1993 chép “…Ngọc Bảo Sinh con là Trịnh Tùng, tài đức hơn người, anh hùng nhất đời có thể nối được chí cha giúp nên nghiệp đế. Công trung hưng Nhà Lê thực dựng nền từ đấy”.

tt.jpg
Mộ Thành tổ Triết Vương Trịnh Tùng tại làng Sóc Sơn, Thanh Hóa

Sau khi Trịnh Kiểm qua đời (1570), binh quyền đều nằm trong tay người anh trai là Trịnh Cối nhưng Trịnh Cối nhu nhược, ham mê tửu sắc đầu hàng nhà Mạc. Bấy giờ, vua Lê Anh Tông tiến phong cho Trịnh Tùng làm “Trưởng quận công, tiết chế các sứ thủy bộ chư dinh cầm quân đánh giặc”. Ngay lập tức, ông đã chứng tỏ bản lĩnh kiên cường của mình bằng việc nhận chiến thư của Mạc Kính Điển chấp nhận đối đầu trên chiến trường ác liệt với quân Mạc.
Tháng 8 năm 1570, Trưởng Quận Công Trịnh Tùng đem binh sang sông đánh quân Mạc, quân Lê- Trịnh đi đến đâu quân Mạc chạy tán loạn, nhân dân trở về yên nghiệp. Tháng 2 năm 1571, khi xét công trạng, vua Lê đã phong cho Trịnh Tùng làm Thái úy Trưởng Quốc Công.
Tháng 7 năm 1573, Mạc Kinh Điển dẫn quân vào xâm lấn xứ Thanh Hoa. Tiết chế Trịnh Tùng đốc xuất thủy quân chặn đánh các ngã phá tan quân Mạc. Ông hạ lệnh cho dân các huyện dọc sông xứ Thanh Hoa thu nhặt tiền của, thóc lúa cùng vợ con vào nơi hiểm yếu để phòng tránh quân Mạc đến cướp phá, đồng thời hạ lệnh nếu có trộm, cướp phải đem nhau đến cứu.
Tháng 8, Mạc Kinh Điển xâm lấn sông Đồng Cổ (sông Mã thuộc đoạn Yên Thọ, huyện Yên Định ngày nay), Trịnh Tùng thân đem đại binh ra cửa Lũy Khoái Lạc để chống lại, sai Hoàng Đình Ái đem kì binh ra khiêu chiến, Nguyễn Hữu Liêu đem quân đánh phá tan; lại cùng với quân Mạc đánh nhau ở Hà Đô, sai Nam đạo tướng quân Nguyễn Quyện đem quân phục ở ngoài ông sai Hoằng quận công Lại Thế Mĩ đem quân khiêu chiến đánh cho quân Mạc tan vỡ. Bằng chiến thuật “Kỳ binh” xuất quỷ nhập thần, ngày cố thủ kiên cường đêm quấy phá tiêu hao địch, mưu lược đắp thành giả trong một đêm…Trịnh Tùng đã làm xoay chuyển tình thế từ thế bị động sang thế chủ động dẫn dắt chiến cuộc theo ý đồ chiến lược của mình, ý chí của quân mạc bị sói mòn tan rã mất hết thời cơ đành phải rút về Thăng Long.
Sau giai đoạn phòng ngự, từ năm 1583- 1593, Trịnh Tùng chuyển sang thế tiến công giải phóng Thăng Long. Tháng 11 năm 1583, Trịnh Tùng đem đại binh theo đường Phố Cát ra đánh quân Mạc ở các huyện thuộc các phủ Yên Trường, Thiên Quan, Yên Mô và Yên Khang thu được nhiều của cải. Hơn một tuần, Tiết chế Trịnh Tùng giả cách rút quân về để lại kỳ binh và voi ngựa phục sẳn ở phía sau, quân Mạc quả nhiên bỏ không trại, tranh nhau đi trước đuổi đánh, bị trúng mai phục tướng giặc là Tân Quận Công, Huỳnh Quận Công may mắn mới chạy thoát thân.
Tháng 12 năm 1591, Tiết chế Trịnh Tùng thân đốc đại binh 2 vạn người, quân đi đến đâu giặc đều như cỏ bị gió lướt, không đến 10 ngày dẹp yên các huyện Yên Sơn, Thạch Thất, Phúc Lộc, Tân Phong rồi đóng dinh ở Tốt Lâm.
Mạc Mậu Hợp thân đốc binh mã trong đó có các tôn thất họ Mạc và các tướng túc vệ ở Đông Đạo đi sau tiếp đánh. Trịnh Tùng nghe tin bèn chọn 400 quân tinh nhuệ, cử tướng Sĩ Dinh tiến lên phía trước khiêu chiến ông đích thân đốc quân giết giặc chém được hơn 1 vạn thủ cấp máu chảy khắp đồng, xác chết thành núi, cướp được khí giới và ngựa nhiều không kể xiết. Đại Việt sử ký toàn thư chép “Trịnh Tùng bàn rằng nên nhân cái uy thế như sấm sét không kịp che tai mà đánh lấy thì dễ như nhặt hạt cải”, bèn sai Nguyễn Hữu Liêu đem 500 binh tinh nhuệ, voi chiến cùng ngựa thẳng tiến đến đóng ở cầu Cau tại phía Bắc thành Thăng Long, tung lửa hiệu, khói lửa ngập trời Mạc Mậu Hợp sợ hãi cuống quít, bỏ thành chạy trốn.
Ngày 3 tháng giêng năm Nhâm Thìn (1592), tiết chế Trịnh Tùng sai quân lập đàn sắm lễ, trai giới tế trời đất, Thái Tổ Cao Hoàng đế và các vị Hoàng đế của bản triều, cùng các linh thần sông núi, các danh thần xưa nay trong nước sau đó họp bàn tiến quân và cáo dụ rằng “Cái thế chẻ tre không nên bỏ lỡ” bèn tập trung quân mở cuộc tổng công kích cuối cùng giải phóng kinh thành Thăng Long.
Ngày 16 tháng 4 năm 1593, Tiết chế Trịnh Tùng thân đem các quan đến huyện Thanh Oai đón rước Thánh giá cử nhã nhạc cùng về kinh thành Thăng Long, trong lời chiếu từ chính điện vua Lê Kính Tông nói “Việc dực phù nhật nguyệt, chỉnh đốn càn khôn thì nhờ ở công đức của Minh Khang Thái Vương cùng Tổng quốc chính thượng phụ Trịnh Tùng”.
Trong suốt 23 năm nắm giữ binh quyền (1570-1592), Bình An Vương Trịnh Tùng xông pha chinh chiến 33 trận toàn thắng. Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, sử thần Ngô Sĩ Liên miêu tả hàng trăm trận đánh lớn nhỏ ông đã phải dùng đến 21 lần cụm từ “Quân Mạc sợ vỡ mật” để nói lên tài thao lược đánh dẹp nội loạn của vị Tổng chỉ huy quân đội.
Ngày 7 tháng 4 năm 1599 vua Lê tấn phong Trịnh Tùng là Đô Tướng tiết chế các xứ thủy bộ chư dinh kiêm Tổng nội ngoại Bình chương quân quốc trọng sự Tả tướng Thái úy Trưởng quốc công, Đô nguyên súy tổng quốc chính Thượng phụ Bình An Vương.
Ngày 20 tháng 8 năm Quí Hợi 1623 niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 5, Trịnh Tùng mất hưởng thọ 75 tuổi. Ông làm Chúa được 53 năm khi mất được tôn phong Triết Vương miếu hiệu là Thành Tổ. Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí của tác giả Phan Huy Chú đã viết về Bình An Vương Trịnh Tùng “…Ông tính khoan hậu, thương người, khéo vỗ về tướng sĩ, đoán tình thế không sai, dùng binh như thần. trong 20 năm kinh dinh đất nước, cuối cùng diệt được kẻ tiếm nghịch khôi phục nhân tâm, công trùm thiên hạ, oai lừng khắp nơi, công lao sự nghiệp danh vọng lừng lẫy…”
Sau khi mất, mộ của ông được an táng tại quê nhà ở xứ đồng thuộc làng Sóc Sơn nay thuộc xã Vĩnh Hùng, Ngôi mộ có kích thước dài 2m, rộng 1,2m cuốn vòm, theo các cụ cao niên trong dòng tộc cho biết ngôi mộ được xây dựng theo kiểu “Trong quan ngoài quách”trong đó phần quan được làm bằng gỗ quí.
Bình An Vương Trịnh Tùng là một dũng tướng tài ba, nhà chính trị xuất sắc đã có công lớn trong việc giữ gìn kỷ cương của xã hội, bảo vệ độc lập dân tộc, là người xác lập vị trí của các Chúa Trịnh nối nhau điều hành đất nước suốt 243 năm, tạo nên một thể chế chính trị độc đáo ở Việt Nam (vua Lê- chúa Trịnh).
Năm 2012, được sự quan tâm của UBND tỉnh Thanh Hóa và Dòng tộc họ Trịnh khắp mọi miền tổ quốc đã tiến hành khởi công trùng tu tôn tạo lăng mộ Triết Vương Trịnh Tùng, đó là sự tri ân thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, sự tôn vinh xứng đáng với tầm vóc và công lao của ông đóng góp cho lịch sử dân tộc. Dự án Lăng mộ Triết Vương Trịnh Tùng dự kiến hoàn thành trong thời gian là 3 năm.
Phòng Văn hóa và Thông tin

LĂNG MỘ TRIẾT VƯƠNG TRỊNH TÙNG – XÃ VĨNH HÙNG

Đăng lúc: 03/01/2018 10:55:05 (GMT+7)

Lăng mộ Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng táng tại làng Sóc Sơn, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng sinh ngày 12 tháng 11 năm Canh Tuất (1548) niên hiệu Thuận Bình, ông là con thứ hai của Trịnh Kiểm, mẹ là bà Nguyễn Thị Ngọc Bảo. Đại Việt Sử ký toàn thư, trang 139 tập III- NXB KHXH 1993 chép “…Ngọc Bảo Sinh con là Trịnh Tùng, tài đức hơn người, anh hùng nhất đời có thể nối được chí cha giúp nên nghiệp đế. Công trung hưng Nhà Lê thực dựng nền từ đấy”.

tt.jpg
Mộ Thành tổ Triết Vương Trịnh Tùng tại làng Sóc Sơn, Thanh Hóa

Sau khi Trịnh Kiểm qua đời (1570), binh quyền đều nằm trong tay người anh trai là Trịnh Cối nhưng Trịnh Cối nhu nhược, ham mê tửu sắc đầu hàng nhà Mạc. Bấy giờ, vua Lê Anh Tông tiến phong cho Trịnh Tùng làm “Trưởng quận công, tiết chế các sứ thủy bộ chư dinh cầm quân đánh giặc”. Ngay lập tức, ông đã chứng tỏ bản lĩnh kiên cường của mình bằng việc nhận chiến thư của Mạc Kính Điển chấp nhận đối đầu trên chiến trường ác liệt với quân Mạc.
Tháng 8 năm 1570, Trưởng Quận Công Trịnh Tùng đem binh sang sông đánh quân Mạc, quân Lê- Trịnh đi đến đâu quân Mạc chạy tán loạn, nhân dân trở về yên nghiệp. Tháng 2 năm 1571, khi xét công trạng, vua Lê đã phong cho Trịnh Tùng làm Thái úy Trưởng Quốc Công.
Tháng 7 năm 1573, Mạc Kinh Điển dẫn quân vào xâm lấn xứ Thanh Hoa. Tiết chế Trịnh Tùng đốc xuất thủy quân chặn đánh các ngã phá tan quân Mạc. Ông hạ lệnh cho dân các huyện dọc sông xứ Thanh Hoa thu nhặt tiền của, thóc lúa cùng vợ con vào nơi hiểm yếu để phòng tránh quân Mạc đến cướp phá, đồng thời hạ lệnh nếu có trộm, cướp phải đem nhau đến cứu.
Tháng 8, Mạc Kinh Điển xâm lấn sông Đồng Cổ (sông Mã thuộc đoạn Yên Thọ, huyện Yên Định ngày nay), Trịnh Tùng thân đem đại binh ra cửa Lũy Khoái Lạc để chống lại, sai Hoàng Đình Ái đem kì binh ra khiêu chiến, Nguyễn Hữu Liêu đem quân đánh phá tan; lại cùng với quân Mạc đánh nhau ở Hà Đô, sai Nam đạo tướng quân Nguyễn Quyện đem quân phục ở ngoài ông sai Hoằng quận công Lại Thế Mĩ đem quân khiêu chiến đánh cho quân Mạc tan vỡ. Bằng chiến thuật “Kỳ binh” xuất quỷ nhập thần, ngày cố thủ kiên cường đêm quấy phá tiêu hao địch, mưu lược đắp thành giả trong một đêm…Trịnh Tùng đã làm xoay chuyển tình thế từ thế bị động sang thế chủ động dẫn dắt chiến cuộc theo ý đồ chiến lược của mình, ý chí của quân mạc bị sói mòn tan rã mất hết thời cơ đành phải rút về Thăng Long.
Sau giai đoạn phòng ngự, từ năm 1583- 1593, Trịnh Tùng chuyển sang thế tiến công giải phóng Thăng Long. Tháng 11 năm 1583, Trịnh Tùng đem đại binh theo đường Phố Cát ra đánh quân Mạc ở các huyện thuộc các phủ Yên Trường, Thiên Quan, Yên Mô và Yên Khang thu được nhiều của cải. Hơn một tuần, Tiết chế Trịnh Tùng giả cách rút quân về để lại kỳ binh và voi ngựa phục sẳn ở phía sau, quân Mạc quả nhiên bỏ không trại, tranh nhau đi trước đuổi đánh, bị trúng mai phục tướng giặc là Tân Quận Công, Huỳnh Quận Công may mắn mới chạy thoát thân.
Tháng 12 năm 1591, Tiết chế Trịnh Tùng thân đốc đại binh 2 vạn người, quân đi đến đâu giặc đều như cỏ bị gió lướt, không đến 10 ngày dẹp yên các huyện Yên Sơn, Thạch Thất, Phúc Lộc, Tân Phong rồi đóng dinh ở Tốt Lâm.
Mạc Mậu Hợp thân đốc binh mã trong đó có các tôn thất họ Mạc và các tướng túc vệ ở Đông Đạo đi sau tiếp đánh. Trịnh Tùng nghe tin bèn chọn 400 quân tinh nhuệ, cử tướng Sĩ Dinh tiến lên phía trước khiêu chiến ông đích thân đốc quân giết giặc chém được hơn 1 vạn thủ cấp máu chảy khắp đồng, xác chết thành núi, cướp được khí giới và ngựa nhiều không kể xiết. Đại Việt sử ký toàn thư chép “Trịnh Tùng bàn rằng nên nhân cái uy thế như sấm sét không kịp che tai mà đánh lấy thì dễ như nhặt hạt cải”, bèn sai Nguyễn Hữu Liêu đem 500 binh tinh nhuệ, voi chiến cùng ngựa thẳng tiến đến đóng ở cầu Cau tại phía Bắc thành Thăng Long, tung lửa hiệu, khói lửa ngập trời Mạc Mậu Hợp sợ hãi cuống quít, bỏ thành chạy trốn.
Ngày 3 tháng giêng năm Nhâm Thìn (1592), tiết chế Trịnh Tùng sai quân lập đàn sắm lễ, trai giới tế trời đất, Thái Tổ Cao Hoàng đế và các vị Hoàng đế của bản triều, cùng các linh thần sông núi, các danh thần xưa nay trong nước sau đó họp bàn tiến quân và cáo dụ rằng “Cái thế chẻ tre không nên bỏ lỡ” bèn tập trung quân mở cuộc tổng công kích cuối cùng giải phóng kinh thành Thăng Long.
Ngày 16 tháng 4 năm 1593, Tiết chế Trịnh Tùng thân đem các quan đến huyện Thanh Oai đón rước Thánh giá cử nhã nhạc cùng về kinh thành Thăng Long, trong lời chiếu từ chính điện vua Lê Kính Tông nói “Việc dực phù nhật nguyệt, chỉnh đốn càn khôn thì nhờ ở công đức của Minh Khang Thái Vương cùng Tổng quốc chính thượng phụ Trịnh Tùng”.
Trong suốt 23 năm nắm giữ binh quyền (1570-1592), Bình An Vương Trịnh Tùng xông pha chinh chiến 33 trận toàn thắng. Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, sử thần Ngô Sĩ Liên miêu tả hàng trăm trận đánh lớn nhỏ ông đã phải dùng đến 21 lần cụm từ “Quân Mạc sợ vỡ mật” để nói lên tài thao lược đánh dẹp nội loạn của vị Tổng chỉ huy quân đội.
Ngày 7 tháng 4 năm 1599 vua Lê tấn phong Trịnh Tùng là Đô Tướng tiết chế các xứ thủy bộ chư dinh kiêm Tổng nội ngoại Bình chương quân quốc trọng sự Tả tướng Thái úy Trưởng quốc công, Đô nguyên súy tổng quốc chính Thượng phụ Bình An Vương.
Ngày 20 tháng 8 năm Quí Hợi 1623 niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 5, Trịnh Tùng mất hưởng thọ 75 tuổi. Ông làm Chúa được 53 năm khi mất được tôn phong Triết Vương miếu hiệu là Thành Tổ. Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí của tác giả Phan Huy Chú đã viết về Bình An Vương Trịnh Tùng “…Ông tính khoan hậu, thương người, khéo vỗ về tướng sĩ, đoán tình thế không sai, dùng binh như thần. trong 20 năm kinh dinh đất nước, cuối cùng diệt được kẻ tiếm nghịch khôi phục nhân tâm, công trùm thiên hạ, oai lừng khắp nơi, công lao sự nghiệp danh vọng lừng lẫy…”
Sau khi mất, mộ của ông được an táng tại quê nhà ở xứ đồng thuộc làng Sóc Sơn nay thuộc xã Vĩnh Hùng, Ngôi mộ có kích thước dài 2m, rộng 1,2m cuốn vòm, theo các cụ cao niên trong dòng tộc cho biết ngôi mộ được xây dựng theo kiểu “Trong quan ngoài quách”trong đó phần quan được làm bằng gỗ quí.
Bình An Vương Trịnh Tùng là một dũng tướng tài ba, nhà chính trị xuất sắc đã có công lớn trong việc giữ gìn kỷ cương của xã hội, bảo vệ độc lập dân tộc, là người xác lập vị trí của các Chúa Trịnh nối nhau điều hành đất nước suốt 243 năm, tạo nên một thể chế chính trị độc đáo ở Việt Nam (vua Lê- chúa Trịnh).
Năm 2012, được sự quan tâm của UBND tỉnh Thanh Hóa và Dòng tộc họ Trịnh khắp mọi miền tổ quốc đã tiến hành khởi công trùng tu tôn tạo lăng mộ Triết Vương Trịnh Tùng, đó là sự tri ân thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, sự tôn vinh xứng đáng với tầm vóc và công lao của ông đóng góp cho lịch sử dân tộc. Dự án Lăng mộ Triết Vương Trịnh Tùng dự kiến hoàn thành trong thời gian là 3 năm.
Phòng Văn hóa và Thông tin

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC