Ý kiến thăm dò

Lấy ý kiến sự hài lòng của nhân dân về xây dựng nông thôn mới nâng cao Xã Vĩnh Hùng về 19 tiêu chí

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
88932

giưới thiệu về di tích lịch sử cấp Quốc gia Phủ Trịnh xã Vĩnh Hùng

Ngày 15/09/2022 15:15:03

DI TÍCH LỊCH SỬ PHỦ TRỊNH XÃ VĨNH HÙNG

Phủ Trịnh thuộc địa phận xóm Thẳng , làng Bồng Thượng , Xã Vĩnh Hùng, huyện vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là hành dinh của nhà Trịnh. Phủ Trịnh xưa được xây dựng trên một vùng non nước hữu tình , tươi đẹp có cảnh quan sông núi bao quanh và những địa điểm, , di chỉ khảo cổ học nổi tiếng như đa bút(Vĩnh Tân), núi nổ(Vĩnh An), với quần thể rồng đá, tượng đá, khánh đá, phù điêu đá là những bằng chứng của nền nghệ thuật tạo hình nước Đại Việt thời Lê - Trịnh. Vì thế, đã từng có câu ca rằng: “ Dòng mã giang mênh mông sóng bạc

Dải Hùng Vương man mác điệp trùng

Núi sông hun đúc khí hùng

Sáo Sơn biện thượng một vùng Thanh Hoa”

Qua nghinh môn của Phủ, ta bước vào sân rộng, trên sân có dựng một tấm bia đá lớn và 2 con rùa đá đặt hai bên gian giữa Phủ dùng để cắm cờ hội mỗi khi tế lễ.

Theo lời các cụ kể lại, xưa kia Phủ Trịnh được xây dựng trên khoảng đất rộng có diện tích trên 10ha, gồm các hạng mục công trình như: Từ phủ là nơi Chúa làm việc tiếp khách; Nội Phủ là nơi ở của Chúa; khu làm việc của các quan, khu thờ cúng, khu vườn, hồ thưởng ngoạn. Qua Thăng trầm của lịch sử , các hạng mục công trình đã bị hủy hoại. Phủ Trịnh hiện còn lại một dãy nhà gỗ bảy gian lợp ngói chính là dãy nhà ăn xưa gọi là Trù Túc, hiện nay dùng làm nơi thờ các Cháu Trịnh, Ông nội của trịnh Kiểm và Tống Khang Ninh. Gian chính giữa treo bức đại tự lớn đề 4 chữ Hán “ tiên tổ Thị vương” , Các trụ biểu, trụ hiên chạm khắc nhiều cặp câu đối, trong đó có câu:

“ Tam bách đỉnh trung thiên Vĩnh mệnh

Vạn thiên chi diệp địa trường sinh

Dịch: “ Chung gốc ba trăm năm, mệnh trời còn mãi

Lá cành ngàn vạn nhánh, mạch đất dài lâu”

Tượng thái Vương Trịnh Kiểm đặt trên ngai được chạm rồng, sơn son thếp vàng, cao 1,2m không kể bệ, đầu đội mũ thái sư, mặc áo triều phục , tay cầm hốt, vẻ mặt thể hiện sự quyết đoán, cương nghị. Hai bên tả, hữu có các ban thờ các nhân vật đã có công lao với nhà Trịnh và các đồ thờ cúng khác như kiệu bát cống, ngựa gỗ, tàn lọng.

Năm 1802, khi vua Gia Long ( Nguyễn Ánh) lên ngôi, nghĩ về nguồn gốc gia đình, thân tộc ông đã cho tiến hành trùng tu di tích Phủ Trịnh, Thân tộc ông đã cho tiến hành trùng tu di tích Phủ trịnh. Năm 1995, di tích Phủ Trịnh được bộ văn hóa - thông tin công nhận di tích lịch sử Quốc gia và nhân dịp này, con cháu dòng họ Trịnh đã cung tiến vào Phủ bức tượng Minh Khang thái Vương Trịnh kiểm và 11 tượng Cháu Trịnh bằng gỗ. di tích Phủ Trịnh đã được trùng tu rất nhiều lần, và lần trùng tu gần đây nhất là năm 2003.

Di tích Phủ Trịnh gắn liền với lễ kỷ niệm ngày mất của minh khang thái Vương Trịnh Kiểm. Ông sinh năm 1503, mất ngày 18/2 năm Canh Ngọ(1570), hưởng thọ 68 tuổi. Là người có công lớn trong sự nghiệp Trung Hưng nhà Lê, Trịnh kiểm đã đặt nền tảng cho một thể chế nhà nước phong kiến mới( Vua Lê - chúa Trịnh) đồng thời sáng lập ra vương nghiệp nhà Trịnh, 11 đời con cháu nối nhau làm Chúa điều hành đất nước từng được lịch sử nhắc đến với cụm từ “Quyền Khuynh thiên hạ”. Thao gia phả dòng họ Trịnh thì các chúa Trịnh được tính theo thứ tự như sau:

Thái vương Trịnh Kiểm(1545 - 1570): Trịnh Kiểm mở đầu sự nghiệp nhà Trịnh, nắm quyền trong 26 năm, trải 3 đời vua, thọ 68 tuổi.

Bình an Vương Trịnh tùng(1570 - 1623) : Là con thứ hai của Trịnh kiểm làm Chúa 53 năm có công lớn trong việc đánh bại nhà Mạc, khôi phục cơ nghiệp nhà Lê. Ông là nhà chỉ huy chiến lược xuất sắc, một vị tướng cầm quân tài giỏi”.

Thành Đô Vương Trịnh Tráng(1623 - 1652): là con thứ hai cuả Trịnh Tùng nối nghiệp cha làm Chúa 29 năm là người có công đầu trong việc mở giao thương với các nước trong khu vực và trên thế giới sang buôn bán làm ăn.

Tây Đô Vương Trịnh Tạc (1653 - 1682): Là con thứ hai của Trịnh Tráng, Ông là người có cải cách lớn đối với bộ máy điều hành đất nước theo lối “ chính quy” đó là văn thần phải thay phiên nhau vào ứng trực tại Phủ Chúa để giải quyết công việc gọi là “nhập các” cũng như đề ra nhiều chính sách mới về thuế khóa, ruộng đất để giải quyết hậu quả chiến tranh.

Định Vương Trịnh Căn(1682 - 1709):

An Đô Vương Trịnh Cương(1709 - 1729)

Uy Nam Vương Trịnh Giang(1728 - 1740)

Minh Đô Vương Trịnh Doanh(1740 - 1767)

` Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm(1767 - 1782)

Diên Đô Vương Trịnh Cán 1782(2 tháng)

Doãn Nam Vương Trịnh Khải(1782 - 1786)

Án Đô Vương Trịnh Bồng(1787 - 1788).

giưới thiệu về di tích lịch sử cấp Quốc gia Phủ Trịnh xã Vĩnh Hùng

Đăng lúc: 15/09/2022 15:15:03 (GMT+7)

DI TÍCH LỊCH SỬ PHỦ TRỊNH XÃ VĨNH HÙNG

Phủ Trịnh thuộc địa phận xóm Thẳng , làng Bồng Thượng , Xã Vĩnh Hùng, huyện vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là hành dinh của nhà Trịnh. Phủ Trịnh xưa được xây dựng trên một vùng non nước hữu tình , tươi đẹp có cảnh quan sông núi bao quanh và những địa điểm, , di chỉ khảo cổ học nổi tiếng như đa bút(Vĩnh Tân), núi nổ(Vĩnh An), với quần thể rồng đá, tượng đá, khánh đá, phù điêu đá là những bằng chứng của nền nghệ thuật tạo hình nước Đại Việt thời Lê - Trịnh. Vì thế, đã từng có câu ca rằng: “ Dòng mã giang mênh mông sóng bạc

Dải Hùng Vương man mác điệp trùng

Núi sông hun đúc khí hùng

Sáo Sơn biện thượng một vùng Thanh Hoa”

Qua nghinh môn của Phủ, ta bước vào sân rộng, trên sân có dựng một tấm bia đá lớn và 2 con rùa đá đặt hai bên gian giữa Phủ dùng để cắm cờ hội mỗi khi tế lễ.

Theo lời các cụ kể lại, xưa kia Phủ Trịnh được xây dựng trên khoảng đất rộng có diện tích trên 10ha, gồm các hạng mục công trình như: Từ phủ là nơi Chúa làm việc tiếp khách; Nội Phủ là nơi ở của Chúa; khu làm việc của các quan, khu thờ cúng, khu vườn, hồ thưởng ngoạn. Qua Thăng trầm của lịch sử , các hạng mục công trình đã bị hủy hoại. Phủ Trịnh hiện còn lại một dãy nhà gỗ bảy gian lợp ngói chính là dãy nhà ăn xưa gọi là Trù Túc, hiện nay dùng làm nơi thờ các Cháu Trịnh, Ông nội của trịnh Kiểm và Tống Khang Ninh. Gian chính giữa treo bức đại tự lớn đề 4 chữ Hán “ tiên tổ Thị vương” , Các trụ biểu, trụ hiên chạm khắc nhiều cặp câu đối, trong đó có câu:

“ Tam bách đỉnh trung thiên Vĩnh mệnh

Vạn thiên chi diệp địa trường sinh

Dịch: “ Chung gốc ba trăm năm, mệnh trời còn mãi

Lá cành ngàn vạn nhánh, mạch đất dài lâu”

Tượng thái Vương Trịnh Kiểm đặt trên ngai được chạm rồng, sơn son thếp vàng, cao 1,2m không kể bệ, đầu đội mũ thái sư, mặc áo triều phục , tay cầm hốt, vẻ mặt thể hiện sự quyết đoán, cương nghị. Hai bên tả, hữu có các ban thờ các nhân vật đã có công lao với nhà Trịnh và các đồ thờ cúng khác như kiệu bát cống, ngựa gỗ, tàn lọng.

Năm 1802, khi vua Gia Long ( Nguyễn Ánh) lên ngôi, nghĩ về nguồn gốc gia đình, thân tộc ông đã cho tiến hành trùng tu di tích Phủ Trịnh, Thân tộc ông đã cho tiến hành trùng tu di tích Phủ trịnh. Năm 1995, di tích Phủ Trịnh được bộ văn hóa - thông tin công nhận di tích lịch sử Quốc gia và nhân dịp này, con cháu dòng họ Trịnh đã cung tiến vào Phủ bức tượng Minh Khang thái Vương Trịnh kiểm và 11 tượng Cháu Trịnh bằng gỗ. di tích Phủ Trịnh đã được trùng tu rất nhiều lần, và lần trùng tu gần đây nhất là năm 2003.

Di tích Phủ Trịnh gắn liền với lễ kỷ niệm ngày mất của minh khang thái Vương Trịnh Kiểm. Ông sinh năm 1503, mất ngày 18/2 năm Canh Ngọ(1570), hưởng thọ 68 tuổi. Là người có công lớn trong sự nghiệp Trung Hưng nhà Lê, Trịnh kiểm đã đặt nền tảng cho một thể chế nhà nước phong kiến mới( Vua Lê - chúa Trịnh) đồng thời sáng lập ra vương nghiệp nhà Trịnh, 11 đời con cháu nối nhau làm Chúa điều hành đất nước từng được lịch sử nhắc đến với cụm từ “Quyền Khuynh thiên hạ”. Thao gia phả dòng họ Trịnh thì các chúa Trịnh được tính theo thứ tự như sau:

Thái vương Trịnh Kiểm(1545 - 1570): Trịnh Kiểm mở đầu sự nghiệp nhà Trịnh, nắm quyền trong 26 năm, trải 3 đời vua, thọ 68 tuổi.

Bình an Vương Trịnh tùng(1570 - 1623) : Là con thứ hai của Trịnh kiểm làm Chúa 53 năm có công lớn trong việc đánh bại nhà Mạc, khôi phục cơ nghiệp nhà Lê. Ông là nhà chỉ huy chiến lược xuất sắc, một vị tướng cầm quân tài giỏi”.

Thành Đô Vương Trịnh Tráng(1623 - 1652): là con thứ hai cuả Trịnh Tùng nối nghiệp cha làm Chúa 29 năm là người có công đầu trong việc mở giao thương với các nước trong khu vực và trên thế giới sang buôn bán làm ăn.

Tây Đô Vương Trịnh Tạc (1653 - 1682): Là con thứ hai của Trịnh Tráng, Ông là người có cải cách lớn đối với bộ máy điều hành đất nước theo lối “ chính quy” đó là văn thần phải thay phiên nhau vào ứng trực tại Phủ Chúa để giải quyết công việc gọi là “nhập các” cũng như đề ra nhiều chính sách mới về thuế khóa, ruộng đất để giải quyết hậu quả chiến tranh.

Định Vương Trịnh Căn(1682 - 1709):

An Đô Vương Trịnh Cương(1709 - 1729)

Uy Nam Vương Trịnh Giang(1728 - 1740)

Minh Đô Vương Trịnh Doanh(1740 - 1767)

` Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm(1767 - 1782)

Diên Đô Vương Trịnh Cán 1782(2 tháng)

Doãn Nam Vương Trịnh Khải(1782 - 1786)

Án Đô Vương Trịnh Bồng(1787 - 1788).

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC