Ý kiến thăm dò

Lấy ý kiến sự hài lòng của nhân dân về xây dựng nông thôn mới nâng cao Xã Vĩnh Hùng về 19 tiêu chí

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
88932

giới thiệu về di tích lịch sử văn hóa từ đường Dòng họ Lê Đình Vệ Xã Vĩnh Hùng

Ngày 15/09/2022 15:31:59

DI TÍCH TỪ ĐƯỜNG HỌ LÊ ĐÌNH ( NƠI THỜ ÔNG LÊ ĐÌNH VỆ)

Từ đường họ Lê Đình là tên gọi chung về nơi thờ cúng các liệt tổ , liệt tông trong dòng tộc. Ngoài tên gọi chung ra , nhân dân, dòng tộc thường gọi là nhà thờ quan nghè Đông Các Lê Đình Vệ. Lý do di tích có thêm tên gọi thứ hai là do nhân dân gọi theo học vị , chức tước, Lúc sinh thời ông Lê Đình Vệ đã đỗ đạt, làm quan. Tên gọi từ đường họ Lê Đình vẫn là bao quát nhất, gọi chung cho nơi thờ những người đỗ đạt làm quan và các liệt tổ, liệt tông trong dòng tộc.

Thôn Bồng Thượng là tên nôm gốc chữ Hán của biện thượng xưa kia được nhân dân đọc chệch âm l. Theo sách đồng Khánh địa dư chí cuối thế kỷ XIX làng thuộc xã Biện Thượng,Tổng Biện thượng, Phủ Quảng Hóa, Huyện Vĩnh Lộc ( tổng biện Thượng có 9 xã , thôn, vạn, xã biện thượng là Trung Tâm của Tổng biện Thượng và cũng là một phần của lị sở của huyện vĩnh Lộc cho đến hết năm Minh Mạng thứ 10(1829) bao gồm các làng Bồng Trung( nay là xã Vĩnh Tân), tiếp giáp phía trên là Bồng Thượng( xã Vĩnh Hùng), Phía dưới là Bồng Hạ ( xã Vĩnh Minh).

Bồng Thượng là một vùng đất được con người đến khai phá từ rất sớm, cách làng 700m về phía Tây bắc là làng Đa Bút nơi phát hiện di chỉ khảo cổ học đa Bút cách ngày nay từu 6000 – 7000 năm. Không những vậy đất Bồng Thượng còn được thiên nhiên ban phát cho một vị trí địa lý khá đặc biệt. Trước làng là dòng sông mã như dải lụa thả nguồn chảy uốn khúc quanh co; phía sau bên tả là núi cô sơn tuộc xã bản Thủy( nay là Vĩnh Thịnh) tựa hình dáng như sư tử vờn cầu. Bên phải là các núi Mông Cù( Mông cò)Hùng Lĩnh ( tác Hùng) , Yêu Lon(eo lon) , Mã Yên( Yên ngựa) ... Liên kết với nhau như những con rồng vờn Chầu uốn khúc. Có thể nói vị thế của làng rất đắc lợi, tiền thủy hậu sơn. Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, chính vì thế đất này xưa kia là cái nôi sản sinh ra dòng Chúa Trịnh có công phò tá nhà Lê trị vì đất nước trải qua mấy trăm năm và những danh thần làm rạng danh cho quê hương đất nước , phấn khởi và tự hào với truyền thống của quê hương , lớp người cao tuổi trong họ cũng như trong làng , các thế hệ nam Thanh nữ tú, các cháu thiếu niên ngày nay vẫn đang nhà nhà thi đua, người người thi đua, đoàn kết một lòng xây dựng thôn xóm ngày một phát triển xanh tươi giàu đẹp, xứng danh với vùng đất “ địa linh sinh người hào kiệt” nổi tiếng của xứ Thanh.

Du khách có thể đi đến di tích bằng ba đường, hai đường bộ một đường thủy.

Đường Bộ: Từ Trung tâm thành Phố Thanh Hóa đi lèn, gặp Quốc Lộc 217đi Huyện Lị Vĩnh lộc, qua cây xăng xã Vĩnh Minh quãng 500m rẽ trái là đến. Hoặc có thể qua cầu lèn rẽ phải theo đường đê sông mã qua các xã Hà Ngọc , Hà Sơn , Vĩnh An, Vĩnh Minh, Vĩnh Tân ( nay là xã Minh tân) là đến.

-Đường thủy: có thể theo đường sông Mã từ cầu Hàn rồng đi ngược đến ngã ba Bông đi lên đò hoành địa phận giao nối của hai xã Vĩnh Hùng, Huyện Vĩnh Lộc và Định Tân Huyện yên Định lên bến đò Vĩnh Hùng là đến di tích. Từ đường dòng họ lê Đình nằm cạnh đường liên thôn át khu di tích phủ Trịnh.

-Nhân Vật lịch sử:

-Thông qua các nguồn cứ liệu ghi trong gia phả , thần chủ hiện tại lưu giữ tại từ đường và một số các sách như: Trạng nguyên , tiến sĩ, hương Cống Việt Nam - Các nhà khoa Bảng Việt Nam - Danh sĩ Thanh Hoá và việc học thời xưa - Đại chí Nông Cống ghi chép có thể khẳng định Lê Đình Vệ là một danh sĩ nổi tiếng lúc đương triều. Ông không những giỏi về văn chương , học thông kinh sử , tứ thư ngũ kinh, thi cử đỗ đạt đến Hoàng Giáp. Ông còn là một võ quan ở bộ Binh được đặc phong phụ quốc Thượng tướng quân, phẩm hàm ở hàng chánh tam phẩm của triều đình , được con cháu dòng tộc, quê hương tôn vinh công lao, khắc vào câu đối truyền tụng:

Văn Võ hai đường phò đất nước

Đức tài đều phát rõ muôn dân

-Việc ông trở về quê hương Biện Thượng định cư, lấy bà họ Lê , tên hiệu là Từ hiền sinh ra 3 người con lập thành 3 chi, sau này trở thành ông thủy tổ tộc họ Lê Đình ở Vĩnh Hùng là hoàn toàn có cơ sở. Những thông tin ghi trong gia phả , tên tuổi chức tước khắc trong thần vị, những lời ghi chép trong văn tế dòng họ, cùng với ngôi mộ của ông ở xứ mả Đà thuộc địa phương ngày nay là những bằng chứng để xác minh.

- Khảo tả di tích:

-Theo lời kể các cụ cao niên trong họ thì Từ đường trước kia được Xây dựng khá đẹp khang trang, đến niên hiệu Bảo Đại thứ 6 (1930) được trùng tu lại trên tổng diện tích 150m2 với ba gian nhà gỗ được xây tường bao quanh, quay về hướng Đông Nam, phía trước là phủ Chúa. Xung quanh từ đường được xây bao, sân lát gạch, trồng nhiều cây cổ thụ. phía trong nhà gian chính giữa đặt hương án gỗ thờ ông Thủy Tổ, bên trên có các đồ thất sự như đài rượu, mâm Bồng, giá rượu, giá văn gỗ. Đặc biệt có đặt một chiếc kiệu long đình bốn mái hình vuông. Sau cách mạng tháng Tám , tiếp theo là cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước , việc tu sửa từ đường , tôn tạo mua sắm các đồ tế khí không được thường xuyên , năm 1965 từ đường dòng họ được giao cho gia đình ông Lê Đình Ban trưởng tộc ở, lo việc hương khói

Năm 1995 được sự thống nhất cao của con cháu dòng tộc cả họ đã thống nhất kích nâng ngôi từ đường cao hơn , sửa sang tôn tạo lại theo lốt cũ, sửa sang một số các cấu kiện để tiện cho việc họp họ bài trí ngai vị thờ cúng tổ tiên.

Năm 2005 do hệ thống gỗ đã cũ , mối mọt nhiều, dòng họ cũng không đủ điều kiện để tôn tạo lại lại ngôi từ đường bằng gỗ. Cháu con trong họ đã đóng góp tiền của tôn tạo lại từ đường bằng gạch ngói xi măng cốt thép như ngày nay.

Từ ngoài vào trong di tích gồm có các công trình sau:

Bước vào là cổng nghinh môn bao gồm ba cửa ra vào , bên trên đề bức đại tự chữ Hán”Lê Đình tộc”( Tộc họ lê Đình), hai bên đắp hai đôi câu đối chứu Hán:

Phiên âm: “ Văn võ song toàn gia phụ quốc/ Đức tài luôn phát quyết vi dân”.

Dịch nghĩa: ( Văn võ hai đường ra giúp nước/Đức tài luôn nối quyết vì dân).

Qua cổng đến sân, sân được lát gạch bát( kích thước 25cm x 25cm), diện tích 44m2( chiều dài 8,8m, chiều rộng 5m).

Nhà từ đường được làm bằng gạch, xi măng theo kiểu 2 tầng

Tầng trên 3 gian dùng làm nơi thờ tự.

Diện tích 37,4m2( kích thước chiều dài: 8,5m, chiều rộng 4,4m).mái được làm bằng bê tông lượn bốn mái cong , bên trên gián ngói vẩy. Trên bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nhật.

Hiên được làm chạy dọc theo ngôi nhà , có kích thước rộng 1,2m.

Lan can được làm bằng các con lăn tiện, cao 0,7m

Nhà gồm ba cửa bằng gỗ ở ba gian. Kích thước các cửa bằng nhau, cao 2,1m, rộng 1,2m.Kết cấu kiến trúc ngôi nhà được làm bằng xi măng giả gỗ nên không có gì đặc sắc về mặt kiến trúc.

Tầng dưới cũng gồm 3 gian, xây tường hai phía trái và tường hậu. đây là nơi sinh hoạt và hội họp của dòng họ.

Giá trị lịch sử văn háo di tích từ đường dòng họ Lê Đình - Nơi thờ ông Lê Đình vệ để lại cho chúng ta giá trị về nhiều mặt.

Qua di tích chúng ta hiểu thêm về vùng đất Biện Thượng vốn là nhiều năm lị sở của huyện vĩnh lộc, vùng đất địa linh nhân kiệt , quê hương của các Chúa Trịnh và các danh thần hiển hoạn như Hoàng Đình Ái, Hoàng Đình Phùng, Lê Quang lộc. Qua di tích chúng ta cũng hiểu thêm về di tích dòng họ Lê Đình trên quê hương Vĩnh Hùng nói riêng và các địa danh trong tỉnh nói chung, một dòng tộc có hai anh em đồng khoa, công danh cự phách lúc đương triều, góp công sức vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Qua di tích chúng ta còn hiểu thêm về truyền thống tôn sư trọng đạo , tri ân tiền nhân , giữ gìn đạo lý gia phong, uống nước nhớ nguồn của dân tộc , làm sáng tỏ thân thế sự nghiệp, công lao hành trạng của hoàng giáp Lê Đình Vệ một túc nho học vị đã đứng bảng thứu hai trong giai đoạn Nho giáo cực thịnh của đất nước.

Di tích từ Đường họ Lê Đình - nơi thờ ông Lê Đình Vệ là tài sản vô giá của con cháu dòng tộc của xã vĩnh Hùng. Nó thực sự có ý nghĩa trong sự nghiệp giáo dục truyền thống cho cán bộ và nhân dân. Mặc dù cho đến nay do sự bào mòn khắc nghiệt của thiên nhiên , sự tàn phá của chiến tranh nhưng từ đường vẫn luôn nhận được sựu quan tâm của chính quyền, nhân dân , con cháu dòng tộc.

Trạng thái bảo quản:

Từ đường họ Lê Đình - Nơi thờ ông Lê Đình Vệ ngày nay được con cháu trong họ bảo vệ, giữ gìn rất tốt, tuy nhiên do chịu sự tác động của thời gian và biến cố lịch sử ngôi từ đường cũ không còn, mà được thay thế bằng từ đường mới nhưng cơ bản vẫn bảo tồn được một số đồ thờ cổ.

giới thiệu về di tích lịch sử văn hóa từ đường Dòng họ Lê Đình Vệ Xã Vĩnh Hùng

Đăng lúc: 15/09/2022 15:31:59 (GMT+7)

DI TÍCH TỪ ĐƯỜNG HỌ LÊ ĐÌNH ( NƠI THỜ ÔNG LÊ ĐÌNH VỆ)

Từ đường họ Lê Đình là tên gọi chung về nơi thờ cúng các liệt tổ , liệt tông trong dòng tộc. Ngoài tên gọi chung ra , nhân dân, dòng tộc thường gọi là nhà thờ quan nghè Đông Các Lê Đình Vệ. Lý do di tích có thêm tên gọi thứ hai là do nhân dân gọi theo học vị , chức tước, Lúc sinh thời ông Lê Đình Vệ đã đỗ đạt, làm quan. Tên gọi từ đường họ Lê Đình vẫn là bao quát nhất, gọi chung cho nơi thờ những người đỗ đạt làm quan và các liệt tổ, liệt tông trong dòng tộc.

Thôn Bồng Thượng là tên nôm gốc chữ Hán của biện thượng xưa kia được nhân dân đọc chệch âm l. Theo sách đồng Khánh địa dư chí cuối thế kỷ XIX làng thuộc xã Biện Thượng,Tổng Biện thượng, Phủ Quảng Hóa, Huyện Vĩnh Lộc ( tổng biện Thượng có 9 xã , thôn, vạn, xã biện thượng là Trung Tâm của Tổng biện Thượng và cũng là một phần của lị sở của huyện vĩnh Lộc cho đến hết năm Minh Mạng thứ 10(1829) bao gồm các làng Bồng Trung( nay là xã Vĩnh Tân), tiếp giáp phía trên là Bồng Thượng( xã Vĩnh Hùng), Phía dưới là Bồng Hạ ( xã Vĩnh Minh).

Bồng Thượng là một vùng đất được con người đến khai phá từ rất sớm, cách làng 700m về phía Tây bắc là làng Đa Bút nơi phát hiện di chỉ khảo cổ học đa Bút cách ngày nay từu 6000 – 7000 năm. Không những vậy đất Bồng Thượng còn được thiên nhiên ban phát cho một vị trí địa lý khá đặc biệt. Trước làng là dòng sông mã như dải lụa thả nguồn chảy uốn khúc quanh co; phía sau bên tả là núi cô sơn tuộc xã bản Thủy( nay là Vĩnh Thịnh) tựa hình dáng như sư tử vờn cầu. Bên phải là các núi Mông Cù( Mông cò)Hùng Lĩnh ( tác Hùng) , Yêu Lon(eo lon) , Mã Yên( Yên ngựa) ... Liên kết với nhau như những con rồng vờn Chầu uốn khúc. Có thể nói vị thế của làng rất đắc lợi, tiền thủy hậu sơn. Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, chính vì thế đất này xưa kia là cái nôi sản sinh ra dòng Chúa Trịnh có công phò tá nhà Lê trị vì đất nước trải qua mấy trăm năm và những danh thần làm rạng danh cho quê hương đất nước , phấn khởi và tự hào với truyền thống của quê hương , lớp người cao tuổi trong họ cũng như trong làng , các thế hệ nam Thanh nữ tú, các cháu thiếu niên ngày nay vẫn đang nhà nhà thi đua, người người thi đua, đoàn kết một lòng xây dựng thôn xóm ngày một phát triển xanh tươi giàu đẹp, xứng danh với vùng đất “ địa linh sinh người hào kiệt” nổi tiếng của xứ Thanh.

Du khách có thể đi đến di tích bằng ba đường, hai đường bộ một đường thủy.

Đường Bộ: Từ Trung tâm thành Phố Thanh Hóa đi lèn, gặp Quốc Lộc 217đi Huyện Lị Vĩnh lộc, qua cây xăng xã Vĩnh Minh quãng 500m rẽ trái là đến. Hoặc có thể qua cầu lèn rẽ phải theo đường đê sông mã qua các xã Hà Ngọc , Hà Sơn , Vĩnh An, Vĩnh Minh, Vĩnh Tân ( nay là xã Minh tân) là đến.

-Đường thủy: có thể theo đường sông Mã từ cầu Hàn rồng đi ngược đến ngã ba Bông đi lên đò hoành địa phận giao nối của hai xã Vĩnh Hùng, Huyện Vĩnh Lộc và Định Tân Huyện yên Định lên bến đò Vĩnh Hùng là đến di tích. Từ đường dòng họ lê Đình nằm cạnh đường liên thôn át khu di tích phủ Trịnh.

-Nhân Vật lịch sử:

-Thông qua các nguồn cứ liệu ghi trong gia phả , thần chủ hiện tại lưu giữ tại từ đường và một số các sách như: Trạng nguyên , tiến sĩ, hương Cống Việt Nam - Các nhà khoa Bảng Việt Nam - Danh sĩ Thanh Hoá và việc học thời xưa - Đại chí Nông Cống ghi chép có thể khẳng định Lê Đình Vệ là một danh sĩ nổi tiếng lúc đương triều. Ông không những giỏi về văn chương , học thông kinh sử , tứ thư ngũ kinh, thi cử đỗ đạt đến Hoàng Giáp. Ông còn là một võ quan ở bộ Binh được đặc phong phụ quốc Thượng tướng quân, phẩm hàm ở hàng chánh tam phẩm của triều đình , được con cháu dòng tộc, quê hương tôn vinh công lao, khắc vào câu đối truyền tụng:

Văn Võ hai đường phò đất nước

Đức tài đều phát rõ muôn dân

-Việc ông trở về quê hương Biện Thượng định cư, lấy bà họ Lê , tên hiệu là Từ hiền sinh ra 3 người con lập thành 3 chi, sau này trở thành ông thủy tổ tộc họ Lê Đình ở Vĩnh Hùng là hoàn toàn có cơ sở. Những thông tin ghi trong gia phả , tên tuổi chức tước khắc trong thần vị, những lời ghi chép trong văn tế dòng họ, cùng với ngôi mộ của ông ở xứ mả Đà thuộc địa phương ngày nay là những bằng chứng để xác minh.

- Khảo tả di tích:

-Theo lời kể các cụ cao niên trong họ thì Từ đường trước kia được Xây dựng khá đẹp khang trang, đến niên hiệu Bảo Đại thứ 6 (1930) được trùng tu lại trên tổng diện tích 150m2 với ba gian nhà gỗ được xây tường bao quanh, quay về hướng Đông Nam, phía trước là phủ Chúa. Xung quanh từ đường được xây bao, sân lát gạch, trồng nhiều cây cổ thụ. phía trong nhà gian chính giữa đặt hương án gỗ thờ ông Thủy Tổ, bên trên có các đồ thất sự như đài rượu, mâm Bồng, giá rượu, giá văn gỗ. Đặc biệt có đặt một chiếc kiệu long đình bốn mái hình vuông. Sau cách mạng tháng Tám , tiếp theo là cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước , việc tu sửa từ đường , tôn tạo mua sắm các đồ tế khí không được thường xuyên , năm 1965 từ đường dòng họ được giao cho gia đình ông Lê Đình Ban trưởng tộc ở, lo việc hương khói

Năm 1995 được sự thống nhất cao của con cháu dòng tộc cả họ đã thống nhất kích nâng ngôi từ đường cao hơn , sửa sang tôn tạo lại theo lốt cũ, sửa sang một số các cấu kiện để tiện cho việc họp họ bài trí ngai vị thờ cúng tổ tiên.

Năm 2005 do hệ thống gỗ đã cũ , mối mọt nhiều, dòng họ cũng không đủ điều kiện để tôn tạo lại lại ngôi từ đường bằng gỗ. Cháu con trong họ đã đóng góp tiền của tôn tạo lại từ đường bằng gạch ngói xi măng cốt thép như ngày nay.

Từ ngoài vào trong di tích gồm có các công trình sau:

Bước vào là cổng nghinh môn bao gồm ba cửa ra vào , bên trên đề bức đại tự chữ Hán”Lê Đình tộc”( Tộc họ lê Đình), hai bên đắp hai đôi câu đối chứu Hán:

Phiên âm: “ Văn võ song toàn gia phụ quốc/ Đức tài luôn phát quyết vi dân”.

Dịch nghĩa: ( Văn võ hai đường ra giúp nước/Đức tài luôn nối quyết vì dân).

Qua cổng đến sân, sân được lát gạch bát( kích thước 25cm x 25cm), diện tích 44m2( chiều dài 8,8m, chiều rộng 5m).

Nhà từ đường được làm bằng gạch, xi măng theo kiểu 2 tầng

Tầng trên 3 gian dùng làm nơi thờ tự.

Diện tích 37,4m2( kích thước chiều dài: 8,5m, chiều rộng 4,4m).mái được làm bằng bê tông lượn bốn mái cong , bên trên gián ngói vẩy. Trên bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nhật.

Hiên được làm chạy dọc theo ngôi nhà , có kích thước rộng 1,2m.

Lan can được làm bằng các con lăn tiện, cao 0,7m

Nhà gồm ba cửa bằng gỗ ở ba gian. Kích thước các cửa bằng nhau, cao 2,1m, rộng 1,2m.Kết cấu kiến trúc ngôi nhà được làm bằng xi măng giả gỗ nên không có gì đặc sắc về mặt kiến trúc.

Tầng dưới cũng gồm 3 gian, xây tường hai phía trái và tường hậu. đây là nơi sinh hoạt và hội họp của dòng họ.

Giá trị lịch sử văn háo di tích từ đường dòng họ Lê Đình - Nơi thờ ông Lê Đình vệ để lại cho chúng ta giá trị về nhiều mặt.

Qua di tích chúng ta hiểu thêm về vùng đất Biện Thượng vốn là nhiều năm lị sở của huyện vĩnh lộc, vùng đất địa linh nhân kiệt , quê hương của các Chúa Trịnh và các danh thần hiển hoạn như Hoàng Đình Ái, Hoàng Đình Phùng, Lê Quang lộc. Qua di tích chúng ta cũng hiểu thêm về di tích dòng họ Lê Đình trên quê hương Vĩnh Hùng nói riêng và các địa danh trong tỉnh nói chung, một dòng tộc có hai anh em đồng khoa, công danh cự phách lúc đương triều, góp công sức vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Qua di tích chúng ta còn hiểu thêm về truyền thống tôn sư trọng đạo , tri ân tiền nhân , giữ gìn đạo lý gia phong, uống nước nhớ nguồn của dân tộc , làm sáng tỏ thân thế sự nghiệp, công lao hành trạng của hoàng giáp Lê Đình Vệ một túc nho học vị đã đứng bảng thứu hai trong giai đoạn Nho giáo cực thịnh của đất nước.

Di tích từ Đường họ Lê Đình - nơi thờ ông Lê Đình Vệ là tài sản vô giá của con cháu dòng tộc của xã vĩnh Hùng. Nó thực sự có ý nghĩa trong sự nghiệp giáo dục truyền thống cho cán bộ và nhân dân. Mặc dù cho đến nay do sự bào mòn khắc nghiệt của thiên nhiên , sự tàn phá của chiến tranh nhưng từ đường vẫn luôn nhận được sựu quan tâm của chính quyền, nhân dân , con cháu dòng tộc.

Trạng thái bảo quản:

Từ đường họ Lê Đình - Nơi thờ ông Lê Đình Vệ ngày nay được con cháu trong họ bảo vệ, giữ gìn rất tốt, tuy nhiên do chịu sự tác động của thời gian và biến cố lịch sử ngôi từ đường cũ không còn, mà được thay thế bằng từ đường mới nhưng cơ bản vẫn bảo tồn được một số đồ thờ cổ.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI KQ GIẢI QUYẾT TTHC